BÍ MẬT TỰ LÀM LẠP XƯỞNG TƯƠI TRUYỀN THỐNG AN TOÀN, THƠM NGON TUYỆT ĐỈNH theo Công Thức Gia Truyền ‘ĐẶC SẢN MIỀN TÂY’ TỪ CTY TNHH MTV SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HẰNG PHÚ | https://kimchivietnam.com
Lạp xưởng tươi là món ăn Việt Nam dễ làm, đặc biệt là trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Với những lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm, cách làm lạp xưởng ngày Tết ngay dưới đây vừa đơn giản vừa thơm ngon, lại rất an toàn cho sức khỏe người dùng.
Những ngày Tết mà được nhâm nhi miếng lạp xưởng béo thơm thì còn gì tuyệt vời hơn. Gia đình nào cũng có lạp xưởng trong nhà mỗi khi Tết đến. Lạp xưởng tươi ăn kèm với dưa chua, củ kiệu, ăn với cơm trắng, làm cơm chiên, bò bía, … đều rất hấp dẫn. Là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng lạp xưởng dần phổ biến trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Nghe có vẻ phức tạp, công phu nhưng để chế biến được những cây lạp xưởng ngon lại không quá khó.
Công thức làm lạp xưởng tại mỗi vùng miền đều có sự khác biệt. Kèm theo đó, ngày nay con người cũng tinh giản và lược bớt một số khâu, gia vị khi chế biến món ăn này. Nhưng dù thưởng thức bất kỳ loại lạp xưởng nào đi nữa, hương vị truyền thống vẫn luôn được lòng các tín đồ ẩm thực hơn cả. Nó vừa có độ béo ngậy đặc trưng lại cay nồng nơi khóe mũi, kích thích mọi giác của người dùng. Nếu bạn đã trót “yêu” hương vị này, hãy cùng HẰNG PHÚ học cách làm lạp xưởng truyền thống nhé!
Tiêu chuẩn của lạp xưởng tươi truyền thống
Lạp xưởng tươi truyền thống không sử dụng hóa chất, phẩm màu. Màu đỏ của chúng hoàn toàn tự nhiên và được tạo nên từ quá trình chế biến kỳ công của con người.
Thịt dùng làm lạp xưởng tươi là loại tươi, thấy rõ độ mỡ. Tiếp đó, là kết hợp cùng các gia vị và đặc biệt là rượu Mai Quế Lộ. Ngay cả khi được đóng gói kỹ càng, đâu đó vẫn phảng phất mùi hương đặc trưng thoang thoảng bên ngoài không khí.
Bề mặt lạp xưởng tươi có độ dẻo, đàn hồi. Chúng được xử lý cẩn thận trong từng khâu chế biến để tránh mùi dầu, ngán hay không bị mốc, kéo dài thời gian sử dụng.
Loại truyền thống bao giờ cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về độ chắc của thịt. Vỏ gắn chặt với nhân bên trong, hương vị và màu sắc đồng đều, không quá ngọt hay quá chua.
Hướng dẫn làm lạp xưởng tươi truyền thống
Vào những dịp lễ, đặc biệt là Tết, nhiều gia đình thường có tục lệ làm lạp xưởng. Để giúp bạn có được món ăn ngon, hấp dẫn trong những đầu năm mới, HẰNG PHÚ xin được gửi tới cách làm lạp xưởng mang hương vị truyền thống, thơm ngon, đậm đà khó cưỡng.
Nguyên Liệu Làm Lạp Xưởng
Lạp xưởng tươi truyền thống được làm từ thịt heo. Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm:
- 1 kg thịt nạc dăm xay nhuyễn
- 200g mỡ heo
- 20 gram ruột khô (2 mét)
- 50g hành tím
- 50g tỏi
- 1 ống rượu áp xanh
- 2 mét ruột già
- 450ml rượu mai quế lộ hoặc rượu trắng (Một chén rượu mai quế lộ)
- Gia vị: 5 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh tiêu hạt, 150g đường.
Tùy vào khẩu vị mỗi người, tỉ lệ gia vị có thể gia giảm tăng hoặc bớt sao cho vừa miệng. Nhưng bạn không nên thay đổi quá nhiều, sẽ làm mất hương vị đặc trưng hoặc dễ ngán.
Cách làm lạp xưởng tươi truyền thống:
Bước 1: Chuẩn bị nhân lạp xưởng tươi
Sơ Chế Nguyên Liệu
Tỏi băm nhỏ, Hành tím cắt lát, Bắt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm hành, tỏi. Bạn điều chỉnh mức lửa nhỏ, cho hành vào trước sau đó với đến tỏi. Phi cho đến khi tỏi và hành vàng thơm thì tắt bếp.
Bắt một chảo khác lên bếp, cho tiêu vào rang cho đến khi tiêu dậy mùi thơm là được.
Xay nhuyễn thịt nạc và mỡ chung với nhau.
Dùng rượu rửa qua ruột già, vừa giúp khử mùi hôi vừa giúp dễ cạo bột, nhớt. Đặt lòng lên mặt thớt phẳng, dùng sống dao phẳng cạo sao cho ruột mỏng dính, không còn chất bột nào. Sau đó nhồi muối vào lòng rồi rửa lại bằng nước sạch.
Ướp Thịt
Thịt nạc xay cùng muối diêm, mỡ sơ chế và cắt hạt lưu. Ướp cùng đường cát, rượu, muối, nước tương, hạt nôm trong 45-60 phút để ngấm đều gia vị. Thời gian ướp càng lâu thì lạp xưởng sau khi chế biến sẽ càng đậm đà, thơm ngon.
Bạn cho thịt xay vào thau lớn ướp cùng với 150g đường, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh bột ngọt, tiêu đã rang, phần hành và tỏi đã phi thơm, ống rượu áp xanh, rượu mai quế lộ và trộn đều tất cả lên. Tiếp theo, bạn mang ra nắng phơi khoảng 30 phút, cứ mỗi 15 phút thì bạn đảo đều lên 1 lần. Phơi nắng là cách giúp cho phần mỡ trở nên trong hơn.
Bước 2: Chuẩn bị vỏ lạp xưởng
Ruột heo làm sạch cẩn thận rồi cắt thành từng khúc khoảng 15-20cm dùng để làm vỏ lạp xưởng. Ngâm trong nước lạnh, rửa cùng chanh, rượu để khử bớt mùi hôi và khử trùng.
Bước 3: Nhồi Thịt Vào Bên Trong Ruột
Bạn dùng vỏ chai nước suối, cắt phần đầu chai làm phễu hoặc Dùng phễu, dụng cụ nhồi thịt chuyên dụng hoặc túi bắt kem rồi tròng phần đầu của ruột vào miệng chai, cho phần thịt mỡ đã ướp gia vị vào trong. Từ từ nặn thịt vào giữa ruột heo và bóp chặt sao cho thịt được phân bổ đồng đều, không quá nhiều cũng không quá ít. Sau đó dùng dây chỉ buộc chặt thành từng khúc 15 cm và chọc thủng vài lỗ trên bề mặt để thoát hết khí ra ngoài.
Sau khi đã nhồi thịt vào bên trong ruột. Bạn cho tất cả lạp xưởng vào âu và đổ vào đó khoảng 250ml rượu và rửa sơ qua. Đây là cách làm lạp xưởng có màu đỏ đẹp mắt, cuốn hút hơn.
Tiếp theo, bạn vớt lạp xưởng ra để ráo và dùng tăm xăm những lỗ nhỏ trên lạp xưởng. Với cách làm này sẽ giúp cho lạp xưởng khi phơi không bị nứt phần vỏ bên ngoài.
Bước 4: Phơi và sấy lạp xưởng
Theo truyền thống, lạp xưởng sẽ được phơi nắng trong 10-12 ngày. Ban đêm, bạn chuyển vào và treo gác bếp trên than củi. “Ngoài ra các bạn cũng dùng máy sấy để rút ngắn quá trình, tuy nhiên phải đòi hỏi có kinh nghiệm mới có thể giữ được hương vị và độ tươi của thịt”.
Cách làm lạp xưởng truyền thống kỳ công nhất ở công đoạn lựa chọn nguyên liệu và phôi, sấy. Thịt, mỡ, gia vị dùng để chế biến phải là loại tươi, ngon bởi nó quyết định đến 90% hương vị của món ăn. Thêm vào đó, chúng sẽ được phơi gác bếp để ám mùi củi, tro tạo nên mùi hương đặc trưng.
Thưởng Thức
Các chế biến cơ bản: Bắt chảo lên bếp cho lạp xưởng vào cùng với 100ml nước đun sôi cho đến khi cạn. Trong suốt quá trình đun, bạn đảo lạp xưởng liên tục để lạp xưởng chín đều là đã thưởng thức được rồi đấy!
Ngoài chiên nước còn nhiều kỹ thuật chiên khác như: chiên nước, chiên rượu, chiên bia, chiên giấm, nướng, … mỗi cách sẽ mang lại một hương vị khác nhau tuỳ khẩu vị mà thưởng thức.
Cách Bảo Quản Lạp Xưởng Tươi
Sau khi phơi nắng, bạn cho lạp xưởng vào túi nilon rồi đem đi hút chân không, cho vào ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản được 2 tháng và nếu cho vào ngăn đông có thể bảo quản được 6 tháng.
Một Số Lưu Ý Khi Chế Biến Lạp Xưởng Tươi
Nếu không dùng thịt xay, bạn có thể cắt thịt mỏng và nhuyễn để có độ kết dính. Tuyệt đối bạn đừng nên băm hay thái hạt lựu.
Ngoài thịt heo, bạn có thể sử dụng cá với tỷ lệ 8 nạc cá, 2 mỡ heo; tôm với tỷ lệ 4 thịt nạc heo, 4 tôm nõn, 2 mỡ để làm lạp xưởng.
Bạn có thể tự làm rượu mai quế lộ theo cách sau: đại hồi, tiểu hồi, quế khâu, đinh hương, thảo quả, hạt ngò, mỗi thứ 100g rồi bạn đem rang vàng. Khi các nguyên liệu này còn nóng thì đổ vào 5 lít rượu trắng, ngâm 1 tuần trở lên thì có thể dùng được. Rượu ngâm bằng cách này có thể sử dụng được vài năm.
Trên đây là cách làm lạp xưởng ngon, bạn có thể thực hiện để mang đến một món ăn đậm đà hương vị Tết cho gia đình. Chúc các bạn thành công!